Viêm mũi xoang là gì? Các công bố khoa học về Viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang, hay còn gọi là viêm xoang, là một tình trạng viêm nhiễm trong các xoang mũi (cavity), tức là các khoang hốc nằm trong xương mũi và xương hàm. Vi...

Viêm mũi xoang, hay còn gọi là viêm xoang, là một tình trạng viêm nhiễm trong các xoang mũi (cavity), tức là các khoang hốc nằm trong xương mũi và xương hàm. Viêm mũi xoang thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Nguyên nhân thường xuyên gặp của viêm mũi xoang bao gồm cảm lạnh, dị ứng, vi khuẩn trong mũi tiếp xúc với không khí, cơ khí bất thường trong việc thoát ẩm hoặc ống dẫn mũi. Triệu chứng của viêm mũi xoang thường bao gồm đau đầu, đau mặt, sưng mũi, nhức mũi, chảy nước mũi và mệt mỏi. Để chẩn đoán viêm mũi xoang, đôi khi cần một x-quang xoang hoặc một chụp CT scan.
Viêm mũi xoang là một tình trạng viêm nhiễm trong các xoang mũi, bao gồm xoang mũi trán, xoang mũi gò má, xoang mũi hàm và xoang mũi sau. Các tác nhân gây viêm xoang thường là vi khuẩn, virus và nấm mà thông thường được tìm thấy trong môi trường xung quanh chúng ta.

Viêm mũi xoang thường bắt đầu với viêm nhiễm của niêm mạc mũi do kích thích của các tác nhân gây viêm. Điều này có thể xảy ra do những tác động bên ngoài như cảm lạnh, dị ứng, hút thuốc hoặc ô nhiễm không khí. Ngoài ra, cơ khí bất thường có thể gây ra chảy nước mũi và nước mũi bị kẹt trong xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và virus.

Triệu chứng phổ biến của viêm mũi xoang bao gồm:

1. Đau đầu, đau mặt: Đau thường tập trung ở vùng trán, cảm giác đau nặng hoặc nhức nhối.

2. Sưng mũi: Mũi sưng húp, gây cảm giác khó thở.

3. Chảy nước mũi: Tiết chảy từ mũi có thể nhạy cảm hoặc mủ màu vàng nhạt. Đôi khi, nước mũi có thể chảy vào cuống họng, gây hoặc viêm họng.

4. Mất mùi: Không cảm nhận được hương vị của một số loại thực phẩm.

5. Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi và không sảng khoái.

Viêm mũi xoang có thể được chẩn đoán thông qua phản xạ nhiễu xạ mũi hoặc chụp CT scan. Điều trị viêm mũi xoang bao gồm các biện pháp như kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, thuốc giảm đau và kháng histamine để giảm triệu chứng viêm. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc tái phát, phẫu thuật có thể được xem xét để tạo thông thoáng cho các xoang mũi và làm giảm nguy cơ tái phát viêm mũi xoang.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "viêm mũi xoang":

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ QUÁ PHÁT MỎM MÓC ĐƯỢC PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2018-2020
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Đặt vấn đề: Mỏm móc quá phát là yếu tố góp phần làm hẹp khe bán nguyệt và phễu sàng làm cản trở sự dẫn lưu hệ thống nhầy lông chuyển của nhóm xoang trước. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính có quá phát mỏm móc được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2018-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính có quá phát mỏm móc được phẫu thuật nội soi. Kết quả: Các triệu chứng cơ năng gồm nghẹt mũi (95,4%), chảy mũi (92,3%), rối loạn khứu giác (9,2%), đau nhức sọ mặt (69,2%). Triệu chứng qua nội soi mũi gồm niêm mạc mũi phù nề nhẹ (61,5%), dịch hốc mũi trong nhầy loãng (49,2%), mỏm móc quá phát hai bên (50,8%). Viêm xoang độ II theo thang điểm Lund–Mackay trên CT scan chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,3%. Điểm bám đầu trên mỏm móc vào xương giấy thường gặp nhất với 58,5%. Kết luận: Nắm vững đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính có quá phát mỏm móc có ý nghĩa quan trọng trong phẫu thuật nội soi.
#viêm mũi xoang mạn tính #mỏm móc quá phát #phẫu thuật nội soi
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP MỞ KHE GIỮA VÀ KHE DƯỚI QUA NỘI SOI MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG HÀM DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 2 - 2021
Giới thiệu: Viêm xoang hàm do nấm hầu hết các chuyên gia TMH đều gặp khi khám lâm sàng. Tỷ lệ tái phát cao, phát hiện tái phát khó và thậm chí có thể phẫu thuật lại. Để hạn chế điều này, chúng tôi thực hiện kết hợp mở khe giữa và khe dưới qua nội soi mũi để điều trị viêm xoang hàm do nấm. Phương pháp: Với nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 9/ 2018 đến 3/2021, chúng tôi đã thực hiện được 55 ca phẫu thuật viêm xoang hàm do nấm với kỹ thuật mở khe giữa và mở khe dưới qua nội soi mũi tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Qua 55 trường hợp viêm xoang hàm do nấm, thì tỷ lệ nữ chiếm 60%. Các triệu chứng thường gặp của viêm xoang hàm do nấm lần lượt chảy dịch mũi (90,9%), nghẹt mũi (85,6%), đau đầu/ căng tức vùng mặt (81,8%), thở hôi (45,5%). Sau phẫu thuật thì tình trạng cải thiện các triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ hẹp lổ mở khe dưới chiếm 16% tại thời điểm 6 tháng và bít hoàn toàn 7,2%. Kết luận: Việc phối hợp mở khe dưới qua nội soi giúp kiểm soát tốt lòng xoang hàm trong lúc phẫu thuật, đảm bảo lấy sạch bệnh tích. Bên cạnh đó, Việc mở khe dưới trong điều trị nấm xoang hàm còn giúp theo dõi, phát hiện sớm tái phát nấm và xử trí kịp thời hạn chế phải phẫu thuật lại cho bệnh nhân.
#mở khe dưới #mở khe giữa #viêm xoang hàm do nấm
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG BƯỚM MẠN TÍNH BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021 – 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1B - 2023
Đặt vấn đề: Viêm xoang bướm là một bệnh rất thường gặp và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm xoang bướm mạn tính bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021 – 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 45 bệnh nhân viêm xoang bướm mạn tính được chỉ định phẫu thuật nội soi. Kết quả: 73,3% bệnh nhân có thời gian phẫu thuật dưới 60 phút, số ngày nằm viện điều trị trung bình là 6 ngày. Trong các loại phẫu thuật được thực hiện thì mở xoang bướm có tần suất sử dụng là 100%. Phẫu thuật mở xoang kết hợp cắt polyp chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,8%. Vị trí phẫu thuật ở 2 bên và 1 bên lần lượt là 66,7% và 33,3%. Phẫu thuật xoang bướm loại 2 (64,4%) chiếm nhiều hơn loại 1 (35,6%). Lỗ thông xoang bướm bít tắc hoàn toàn chiếm đa số (42,2%). Bệnh tích trong xoang bướm chủ yếu là dạng nhầy trong (48,9%). 15,6% bệnh nhân có tai biến chảy máu sau phẫu thuật. Kết quả điều trị theo triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể bằng thang điểm LUND – KENNEDY giảm rõ rệt theo thời gian từ tuần 1, tuần 2, tuần 4 và tuần 12. Đánh giá kết quả phẫu thuật chung đạt mức tốt chiếm 24,4% ở tuần đầu hậu phẫu và tăng lên 100% vào tuần thứ 12. Kết luận: Phẫu thuật nội soi viêm mũi xoang thực hiện nhanh chóng, an toàn, cho hiệu quả phục hồi tốt tăng dần sau 12 tuần theo dõi.
#phẫu thuật nội soi #viêm mũi xoang mạn tính #xoang bướm
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC GIẢI PHẪU CỦA KHỐI BÊN XƯƠNG SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH QUA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ PHẪU THUẬT
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 64 Số 5 - 2023
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cấu trúc và một số biến đổi giải phẫu của khối bên xương sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu từng trường hợp có can thiệp và theo dõi dọc trên 55 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) được phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 2013 đến 2022. Kết quả: Tế bào sàng trước điển hình gồm có 3 loại tế bào là tế bào mỏm trước (96,36%), tế bào bóng trên (82,7%) và tế bào bóng dưới (100%). Tế bào sàng sau điển hình gồm 3 loại là tế bào sàng sau trước (100%), tế bào sàng sau trung tâm (100%) và tế bào sàng sau cùng (85,5%). Các biến đổi giải phẫu thường gặp là: thoát vị động mạch sàng (62,7%), mỏm móc bám bên (62,7%), cuốn giữa có bóng khí (16,3%) cuốn giữa đảo chiều (14,6%). Kết luận: Khối bên xương sàng chia làm hai nhóm các tế bào sàng trước và các tế bào sàng sau, trong đó mỗi nhóm có ba tế bào chính thường xuất hiện, có kích thước lớn. Tỷ lệ biến đổi giải phẫu mỏm móc và động mạch sàng trước khá thường gặp.
#Khối bên xương sàng #viêm mũi xoang mạn tính.
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG BỆNH VIÊM XOANG DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2017 – 2018
Viêm xoang do nấm là tình trạng viêm niêm mạc của các xoang cạnh mũi do nhiễm nấm. Nó xảy raở những người bị giảm khả năng miễn dịch. Thường gặp nhất là xoang hàm trên. Các loại nấm gây viêmxoang là Aspergillus fumigatus (90%), Aspergillus flavus và Aspergillus niger. Viêm xoang do nấm xảyra phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ phổ biến liên quan nhất. Mụctiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ viêm xoang do nấm. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca với 58 bệnhnhân được chẩn đoán viêm xoang do nấm và được điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng7/2017 đến tháng 5/2018. Phương pháp thu thập dữ liệu: Hỏi và thăm khám lâm sàng phân tích lâm sàngchẩn đoán; Tra cứu hồ sơ bệnh án. Công cụ thu thập dữ liệu phiếu thu thập dữ liệu. Phương tiện nghiên cứu:Dụng cụ khám tai mũi họng thường quy, phương tiện nội soi chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu: cho thấy bệnhở độ tuổi lao động (25 - 60 tuổi) với 63,7%, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (74,1% so với 25,9%), tỷ lệnam/nữ khoảng 3/1. Nghề nghiệp có tỷ lệ bệnh cao nhất là nông dân chiếm 56,9%. Thời gian mắc bệnhkéo dài > 04 năm chiếm tỷ cao với 44,8%. Bệnh gặp ở những người không có bệnh lý đi kèm với tỷ lệ53,4%, đái tháo đường với tỷ lệ 20,7%. Bệnh nhận được điều trị nội khoa trước đó có sử dụng thuốckháng sinh kéo dài mà không có đáp ứng (100%). Bệnh thường biểu hiện nổi bật ở 1 bên mũi với cáctriệu chứng: nhức đầu (93,1%), chảy mũi trước,sau (86,2%), nặng mặt / căng mặt / nhức mặt (74,1%),nghẹt mũi (63,8%), mất mùi (32,8%).
#viêm mũi xoang do Nấm #đặc điểm lâm sàng
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CHỨC NĂNG MŨI XOANG (FESS) CÓ SỬ DỤNG DAO HÀN MẠCH PLASMA
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 2 - 2021
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có sử dụng dao hàn mạch Plasma Aquamantys trong điều trị bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu có can thiệp. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân: 26 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang mở một xoang từ 8/2020 đến 8/2021. Kết quả: giảm lượng máu mất trong phẫu thuật (38,85±14,79 ml), giảm thời gian phẫu thuật (53,08±1,92 phút), tạo phẫu trường tốt (Boezaart =1,33±0,14), không tai biến biến chứng, không đặt merocel sau phẫu thuật, 100% thở được bằng mũi bên phẫu thuật sau phẫu thuật 24-48h, các triệu chứng của bệnh sau 3 tháng tiến triển tốt. Kết luận: phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang có cầm máu bằng dao Plasma Aquamantys trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính: an toàn, sau phẫu thuật 24-48h và sau 3 tháng đều đạt kết quả tốt.
#phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (FESS) #viêm mũi xoang mạn tính #thiết bị hàn mạch Plasma Aquamantys
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI GIỌNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLIP ĐỘ III, IV TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG CẮT POLIP MŨI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 2 - 2021
Viêm mũi xoang mạn tính có polyp độ III – IV là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng tới kích thước hốc mũi, khe, hệ thống xoang, ảnh hưởng tới thông khí mũi, các cấu âm mũi và cộng hưởng . Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh và cấu âm ở những đổi tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính, polip mũi độ III và IV, được phẫu thuật nội soi mũi xoang, mở các xoang và cắt polip mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, được phân tích giọng trước và sau phẫu thuật bằng chương trình phân tích âm PRAAT. Kết quả: Tuổi: 45-65 chiếm tỷ lệ 56,7%, Nam 70,0%, nữ: 30,0%. Lý do khám: ngạt tắc mũi: 73,3%, ngủ ngáy 20,0%,giảm hoặc mất ngửi 6,7 %. Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi 93,8%, chảy mũi 63,3%, ngủ ngáy 40,0%,giảm hoặc mất ngửi 43,3%, đau đầu 53,3%, ho kéo dài 26,7%, giảm thị lực 3,3%. Triệu chứng thực thể: màu sắc cuốn mũi nhạt màu 100%, quá phát cuốn dưới 40,0%, thoái hoá cuốn giữa 66,7%. Phân độ polip mũi: III (53,3%), IV (46,7%). Phim CT scan mũi xoang tư thế coronal, axial và sargital: Bít tắc phức hợp lỗ ngách 100%, thoái hoá cuốn 73,3%, xoang hơi cuốn giữa 6,7%,bít tắc khe khứu 60%. Chất giọng: phụ âm mũi (m. n, ng, nh) trước phẫu thuật: Shimmer 9,671%, Jitter 3,984%, HNR 28,123 dB, F0 237Hz, F1 1231Hz, F2 1007Hz. Sau phẫu thuật: Shimmer 5,251%, Jitter 1,984%, HNR 22,003 dB, F0  124Hz,  F1  892Hz, F2  126Hz.
#viêm mũi xoang mạn - polip mũi độ III #viêm mũi xoang mạn - polip mũi độ IV #chương trình PRAAT #chỉ số Shimmer #Jitter #HNR #các formants
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG CỦA CÁN BỘ CHIẾN SĨ QUÂN KHU 3 ĐÓNG QUÂN TRÊN CÁC HUYỆN ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 2 - Trang - 2022
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng viêm mũi xoang ở cán bộ chiến sĩ đóng quân tại vùng biển đảo Quân khu 3. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, mô tả về thực trạng bệnh viêm mũi xoang của cán bộ chiến sĩ đóng quân hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh trên 6 tháng. Kết quả: 551 quân nhân tham gia, 100% là nam, tuổi 23,6±7,5 (18-51), thời gian công tác trên đảo trên 1 năm chiếm 60,25%; 92,38% là người Kinh và 6,9% là người Mường. Tỷ lệ mắc viêm mũi xoang là 47,2% trong đó viêm mũi xoang mạn là 9,98%. Triệu chứng tắc ngạt mũi và chảy mũi xuất hiện với tỷ lệ là 49,62% và 39,62%. Có 10,77% bệnh nhân bị ngửi kém, ho (31,92%) và khản tiếng (19,23%). Các triệu chứng này kéo dài từ 12 tuần trở lên chiếm tỷ lệ từ 6,9%, 12% và 15,66%. Triệu chứng nội soi thấy niêm mạc nhợt, thoái hóa cuốn giữa, cuốn dưới (49,92%, 28,85% và 30%). Có 1,15% phát hiên polip khe giữa. Kết luận: Tỷ lệ viêm mũi xoang chung và viêm mũi xoang mạn tính ở quân nhân đóng quân tại vùng biển đảo cao. Cần giáo dục biện pháp dự phòng và tầm soát bệnh mũi xoang định kì và điều trị kịp thời các ca bệnh nhằm tránh tiến triển thành mạn tính, đảm bảo sức khỏe bộ đội và tính sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
#Cán bộ chiến sĩ #biển đảo #viêm mũi xoang cấp #viêm mũi xoang mạn
VIÊM MŨI XOANG DO NẤM XÂM LẤN CẤP TÍNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 2 - 2021
Viêm mũi xoang do nấm có nhiều thể lâm sàng khác nhau, trong đó thể nấm xâm lấn cấp tính hiếm gặp nên dễ chấn đoán nhầm với các bệnh lý ác tính. Ca lâm sàng: bệnh nhân nữ 68 tuổi, tiền sử đái tháo đường có biểu hiện sốt và đau nhức vùng xoang hàm trái. Chẩn đoán ban đầu là viêm xoang cấp có bội nhiễm nấm Aspergillus và được phẫu thuật nội soi mũi xoang. Sau phẫu thuật bệnh nhân được dùng kháng sinh liều cao và uống thuốc chống nấm, tuy nhiên bệnh tiến triển xấu hơn, xuất hiện liệt các dây thần kinh sọ và đau đầu dữ dội, Chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ K vòm, tuy nhiên sau đó khẳng định chẩn đoán Viêm xoang do nấm xâm lấn cấp tính qua bấm sinh thiết vòm. Mặc dù đã dùng Amphotericin B nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do nấm xâm lấn nền sọ và giảm bạch cầu do ức chế tủy xương. Kết luận: Nắm vững các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán giúp cho các nhà lâm sàng chẩn đoán nhanh chóng và điều trị kịp thời, giảm tỉ lệ tử vong đáng kể.
#viêm mũi xoang #Aspergillus #cấp tính #xâm lấn #đái đường
Tổng số: 62   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7